4 kiểu khán giả trong thuyết trình và nói trước đám đông
Khán giả cũng có người this người that. Khi nói trước đám đông, cần biết mình đang nói với kiểu khán giả nào. Nhìn chung thì có thể chia khán giả thành 4 kiểu: Kiểu anh em bạn dì, Kiểu tôi không quan tâm, Kiểu tôi quan tâm nhưng chạ bít gì, và cuối cùng Kiểu giang hồ sẵn sàng khô máu.
Kiểu 1: Friendly – Anh em bạn dì.
Đây là thể loại tôi chưa nói thì người ta đã quý tôi rồi. VD: Các buổi Weekly Sharing của Havina Vĩnh Phúc. Hoặc hội thảo tiền du học (visa, nhà cửa, chi tiêu khi ở nước ngoài) dành cho học sinh sắp đi du học. Tệp khán giả này sẵn sàng ủng hộ, lắng nghe tôi. Họ có chung quan điểm với tôi, đến với tôi trong tâm thế tôi nói gì họ cũng sẽ vỗ tay. Việc tôi làm là CỦNG CỐ NIỀM TIN SẴN CÓ của họ.
Kiểu 2: Apathetic – Tôi không quan tâm.
Đây là kiểu không quan tâm tới tôi và cũng không nghĩ tôi sẽ mang lại giá trị gì. Ví dụ: tôi được mời tới 1 trường cấp 2 để nói về Du học. Tụi nhỏ thấy chả liên quan: “Ủa mời cái bà mặc vest kia lên nói thì liên quan gì tới mình”. Việc tôi cần làm trước tiên là khiến tụi nhỏ thấy LIÊN QUAN. Tôi từng như chúng, chỉ lo ăn, lo làm bài về nhà, chả nghĩ xem tương lai như nào. Khi tụi nhỏ thấy liên quan rồi, lúc đó tôi mới bắt đầu.
Kiểu 3: Uninformed – Tôi quan tâm nhưng chạ bít gì.
Đây là kiểu khán giả không có thông tin. Tôi không thuyết phục họ hành động, mà tôi dạy họ về CÁCH TƯ DUY. Ví dụ, một phụ huynh muốn cho con đi du học nhưng ko có thông tin – tôi không thuyết phục họ ký hợp đồng du học, tôi giúp họ hiểu CÁCH CHỌN TRƯỜNG CHO CON như thế nào. Trường thế nào mới tốt? check Ranking trên QS, Các chứng chỉ và chứng nhận quốc tế về đào tạo, học phí range bao nhiêu là bình thường, là thấp, là cao, v.v.
Kiểu 4: Hostile – Giang hồ sẵn sàng khô máu.
Đây là kiểu có quan điểm trái ngược với tôi. Việc cần làm là TÔN TRỌNG họ và quan điểm của họ. Cái kết viên mãn nhất tôi có thể đạt được là họ tôn trọng ngược lại tôi và sẵn sàng đối thoại. Tuyệt đối KHÔNG ĐÙA CỢT về họ: “Cái kem trộn của chị mà tốt thế thì cần gì bệnh viện”, “Em mà láo như thế 🐶 nó lấy”. Để họ thay đổi hành động/quan điểm, tôi đưa ra thông tin mới, và tránh làm tổn thương lòng tự trọng của họ. “Vì bây giờ bạn mới biết những thông tin mới này, tôi mong bạn sẽ xem xét và thay đổi”.
Mỗi kiểu khán giả có những nhu cầu khác nhau, cách trò chuyện khác nhau. Vì vậy trước khi bắt đầu bài nói của mình, hãy suy tính cẩn thận xem khán giả mình thuộc kiểu nào rồi hẵng bắt đầu nhé!