Phân biệt Tư duy cố định và Tư duy phát triển
Tư duy cố định (fixed mindset) và tư duy phát triển (growth mindset) có thể được phân biệt dựa trên niềm tin mà chúng ta có.
Mỗi tư duy có một niềm tin
Người có Tư duy cố định tin rằng các phẩm chất của mình là điều bất di bất dịch. Vì vậy, họ phải luôn làm mọi việc xuất sắc để chứng tỏ bản thân.
Người có tư duy phát triển tin rằng khả năng và sự hiểu biết có thể được cải thiện. Vì vậy, họ tin rằng mình có thể nên khôn ngoan, thông minh hơn và tài năng hơn thông qua việc bỏ thời gian rèn luyện và nỗ lực.
Hầu hết chúng ta có cả hai niềm tin này.
Thực tế là, một người có thể có tư duy phát triển trong một số lĩnh vực của cuộc sống nhưng trong các lĩnh vực khác thì có tư duy cố định. Hoặc đôi khi, tư duy cố định được kích hoạt vô thức trong một số trường hợp nhất định.
Phân biệt 2 kiểu tư duy
Hai kiểu người với 2 loại tư duy khác nhau sẽ có xu hướng khác nhau trong việc họ Thích được khen về điều gì, Họ thấy Áp lực với cái gì, Họ định nghĩa về thành công như thế nào, Họ định nghĩa bạn đời lý tưởng như thế nào, Họ thường tự nhủ với bản thân điều gì, và đặc biệt nhất là Họ thấy mình thông minh khi nào.
Tiêu chí quan sát | Người có tư duy cố định | Người có tư duy phát triển |
Thích được khen là: |
“Giỏi thế!”, “Thông minh thế!” |
“Nỗ lực thế!”, “Rất cố gắng!” |
Cảm thấy mình phải luôn: |
Liên tục chứng minh bản thân |
Liên tục học hỏi và tích lũy kiến thức mới cho mình |
Định nghĩa về thành công là: | Tôi là người thông minh | Tôi không ngừng học tập |
Định nghĩa về bạn đời lý tưởng là: | Ngưỡng mộ & tôn thờ tôi, khiến chúng ta cảm thấy chúng ta hoàn hảo, không cần thay đổi điều gì | Nhận ra thiếu sót của tôi và giúp tôi vượt qua chúng, khích lệ tôi học hỏi những điều mới, khuyến khích tôi tiến bộ |
Thấy mình thông minh khi: |
Không mắc sai sót gì |
Học hỏi được nhiều điều mới |
Tư duy sai khiến chúng ta coi thành tích là chân ái cuộc đời
Chính bởi vì niềm tin là các phẩm chất của mình là điều bất di bất dịch nên mọi sự chúng ta làm đều thể hiện con người ta. Người giỏi thì làm mọi thứ phải tốt, còn người kém thì làm mọi thứ đương nhiên sẽ tệ. Nếu ta thất bại, thì thất bại đó định nghĩa chúng ta. Vì vậy, khi không đạt được thành tích, tư duy cố định sẽ làm chúng ta xấu hổ vô cùng.
Hơn nữa, tư duy sai khiến chúng ta nghĩ sai về nỗ lực
Những câu chuyện như “Thỏ và rùa” chia sự việc thành 2 vế: Hoặc phải thế này – Hoặc phải thế kia. Hoặc là bạn có năng lực, hoặc là bạn phải nỗ lực hết sức mình. Tức là những ai không có năng lực thì sẽ phải nỗ lực. Hẳn bạn từng nghe những lời nhận xét như: “Đang làm ở vị trí sales rồi mà còn phải đi học sales hay sao?”, hay “Nhân viên Marketing thì phải biết về Marketing chứ, sao lại đi học Marketing, chứng tỏ là ko đủ năng lực làm Marketing rồi!” Đó là những câu nói xuất phát từ tư duy cố định, cho rằng tài năng là cố định và một người giỏi rồi thì không cần học vì họ sẽ luôn giỏi.